Thế giới côn trùng vô cùng đa dạng và kỳ diệu. Bên cạnh những côn trùng giúp cây ra hoa kết quả, cũng có rất nhiều côn trùng gây hại cho cây trồng. Hãy cùng Diệt Côn Trùng Minh Quân tìm hiểu 20 cái tên đứng đầu danh sách này nhé!
Mỗi lần nhắc đến những cái tên như: sâu bướm, bọ xít, rệp, ruồi trắng, bọ cánh cứng,… đều khiến cho bà con nông dân vô cùng đau đầu. Tùy theo “khẩu vị” và đặc tính sinh học của mình, từng loài côn trùng khác nhau sẽ phá hoại từng loài cây trồng khác nhau.
Vậy, những loài côn trùng có hại cho cây trồng này gây ảnh hưởng xấu đến những loại cây quả cụ thể nào? Làm thế nào để phòng chống và trừ khử những “kẻ thù tí hon” này? Tất cả sẽ được Diệt Côn Trùng Minh Quân tổng hợp trong bài viết dưới đây, mời bạn theo dõi ngay nhé!
Bướm đêm
Bướm đêm hay còn được gọi là con ngài, có chiều dài từ 35mm – 38mm. Trái ngược với loài bướm thông thường có màu sắc sặc sỡ, bướm đêm thường chỉ mang màu tối như, xám, vàng nâu. Đặc điểm sinh học này giúp ngài dễ dàng hoạt động vào ban đêm và mục tiêu của bướm đêm thường là những quả cam chín mọng nước bởi đối với loài sinh vât này mùi tính dầu hương của cam rất thu hút.
Hiện nay, đã có nhiều biện pháp hiệu quả để bắt bướm đêm. Một số cách có thể được kể đến như: rọi đèn bắt bằng tay, đặt bẫy đèn, bao trái, mắc màn hoặc “lấy độc trị độc” bằng cách tẩm một vài loại trái cây chín trong dung dịch thuốc trừ sâu (ít hoặc không mùi) để dụ bướm đến ăn và chết.
Sâu bướm
Sâu bướm chính là cái tên thứ hai trong bảng danh sách những loài côn trùng có hại cho cây trồng được nhiều người đồng tình. Sinh vật này không hề “kén chọn” và có thể ăn rất nhiều loại cây trồng như dưa chuột, cà chua, cải xanh, bắp cải,…
Không chỉ ăn một cách đơn thuần, sâu bướm còn biết lựa thời điểm và lên kế hoạch cho một bữa ăn lâu dài. Cụ thể là khi vườn cây bước vào giai đoạn ra hoa, sâu bướm sẽ đến và đẻ trứng. Trứng sau khi phát triển thành ấu trùng, sẽ gặm nhấm hoa màu để lấy dinh dưỡng duy trì sự sống.
Vì vậy, bạn cần kiểm tra thường xuyên và phun thuốc trừ sâu nếu thấy có “khách lạ ghé thăm” vườn nhà của mình. Biện pháp an toàn và bảo đảm hơn chính là trước khi bắt đầu trồng trọt, hãy dựng nhà lưới bao bọc hết mọi phạm vi xung quanh.
Sâu ăn lá
Đúng như tên gọi của nó, món ăn khoái khẩu của sâu ăn lá chính là lá của hoa màu và cây trồng. Nhờ có lớp ngụy trang giống với màu của lá và hoạt động vào ban ngày, nên loài côn trùng này khiến nhiều chủ vườn rau phải đau lưng, mỏi mắt để tìm bắt chúng.
Thế nhưng nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời, sâu ăn lá sẽ nhanh chóng sinh sôi, nảy nở, phá hoại mùa màng. Khi ấy, còn sót lại chỉ là gân lá và những chiếc lá xấu xí, mất giá trị.
Cũng như bao loài côn trùng khác, bạn có thể dễ dàng tiêu diệt sâu ăn lá bằng những phương pháp đơn giản như: bắt bằng tay, dùng dung dịch sinh học hoặc thuốc trừ sâu.
Sâu đục thân bắp ngô
Sâu đục thân bắp ngô cái trưởng thành có vẻ bề ngoài màu hồng hoặc xám nhạt, dài khoảng 13mm – 15mm, con đực sẽ nhỏ hơn và có màu nâu vàng. Môi trường ban đêm, độ ẩm cao, nhiệt độ chênh lệch từ 25oC – 30oC là điều kiện lý tưởng để sinh vật này đẻ trứng và phát triển.
Loài sâu này gây thiệt hại cho cái loại cây như: thảo, cần tây, cà tím, củ cải đường, cải bắp, và đặc biệt là ngô. Cây bắp bị sâu cắn phá sẽ suy yếu, còi cọc, kém phát triển, hạt lép, năng suất và chất lượng hạt giảm, thậm chí nếu gặp gió to có thể bị gãy ngang thân.
Nếu bạn muốn giảm thiểu tối đa những thiệt hại mà sâu đục thân bắp ngô gây ra, hãy chọn những giống ngô có khả năng nhiễm thấp, kiểm tra thường xuyên ruộng ngô, phun thuốc trừ sâu, diệt sâu từ lúc còn non, chưa kịp đục vào thân ngô, tránh lây nhiễm cho mùa sau.
Sâu bắp cải
Sâu bắp cải có thân hình màu xanh nhạt với sọc trắng ở hai bên, là loại ấu trùng giun tròn. Khi trưởng thành sẽ chuyển màu nâu xám và đẻ trứng màu xanh lá nhạt. Loài sâu này sẽ liên tục tấn công và phá hoại quanh năm đặc biệt đối với bắp cải, đậu, dưa, cà chua,…
Sâu bắp cải thường được phát hiện trên lá bắp cải, chúng ăn lá và tạo ra các lỗ rỗng bên trong, dẫn đến suy giảm chất lượng bắp cải, gây thiệt hại nặng nề cho người trồng.
Bạn cần thường xuyên phun thuốc trừ sâu sinh học, cày xới đất trước khi trồng và vệ sinh vườn sau mỗi vụ mùa để giảm thiểu sự tồn tại của loài côn trùng này.
Sâu xám
Khác với những loài sâu còn lại, sâu xám chủ yếu sống gần mặt đất và tấn công phần gốc của cây trồng. Loài côn trùng này sở hữu khả năng như con tắc kè, có thể thay đổi màu sắc cơ thể tùy theo loài cây đang “trú ngụ”. Khi nhận thấy có tác động, sâu xám sẽ tự động cuộn mình lại thành hình chữ C để giả chết. Loài sâu này hoạt động mạnh nhất vào mùa hè và mùa xuân, nhưng vẫn chịu được thời tiết lạnh và độ ẩm cao.
Để có một vụ mùa bội thu và không bị ảnh hưởng bởi sâu xám, bạn nên luân canh cây trồng, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học hoặc thường xuyên đào xới đất quanh gốc cây và bắt bằng tay vào mỗi buổi sáng sớm, chiều tối.
Con rệp
Con rệp là loài côn trùng có kích thước cực kỳ nhỏ (con trưởng thành chỉ dài khoảng 5mm – 9mm) nhưng lại sinh sống thành từng đàn đông đúc, nhờ vậy khá dễ phát hiện.
Loài côn trùng này có khả năng tàn phá cây trồng vô cùng đáng sợ và thường được tìm thấy ở các loại cây ăn quả hoặc cây có hoa. Quả, lá, thân, rễ cây là “thiên đường” cho sinh vật này sinh sống và phát triển. Khi nhựa và chất dinh dưỡng ngày càng bị rệp hút cạn, cây trồng sẽ trở nên còi cọc và chết dần.
Khi làm vườn, bạn cần quan sát kỹ lưỡng và kiểm tra thường xuyên trên những tán lá, rễ cây để loại bỏ rệp trước khi quá muộn. Thuốc sinh học là một loại thuốc hiệu quả được khuyên dùng để diệt trừ loài sinh vật này.
Rệp sáp
Rệp sáp có cấu trúc cơ thể hình bầu dục, dài khoảng 4mm, thân mềm. Loài sinh vật này có khả năng sinh trưởng mạnh hầu như quanh năm, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng nhiều.
Rệp sáp thường ký sinh trên cái loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, bưởi,… và dễ dàng bắt gặp ở tất cả các bộ phận của cây như rễ, thân, hoa lá, quả. loài côn trùng này hút lấy nhựa của cây, làm cho cây bị héo dần, còi cọc, vàng úa, tạo môi trường thuận lợi cho nấm hại xâm nhập.
Nếu bạn muốn loại bỏ rệp sáp thì phương pháp hiệu quả nhất là thổi sạch chúng bằng bình phun áp lực và phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc diệt rệp sáp sinh học. Một khuyến khích nho nhỏ, thời điểm phun nên rơi vào lúc 9h – 10h sáng, khi nhiệt độ lên cao, giúp thuốc mau khô và phát huy tối đa tác dụng.
Ốc sên và sên
Trái ngược với vẻ bề ngoài vô hại và chậm chạp của mình, ốc sên và sên lại có khả năng phá hoại cây trồng vô cùng nhanh chỉ trong một đêm. Chúng nhai nuốt thân và lá của hầu hết mọi loài cây ngắn ngày. Khi bị sên hoặc ốc sên cắn, cây trồng sẽ bị nhiễm bệnh và chết.
Để tránh tình trạng này, bạn nên sử thuốc bảo vệ thực vật hoặc khiến ốc sên và sên tránh xa bằng cách rải vỏ trứng xung quanh cây trồng.
Nhện đỏ
Nhện đỏ có kích thước cực kỳ nhỏ (0.18mm – 0.4mm) nên rất khó để nhìn thấy bằng mắt thường. Loài côn trùng này tiêu thụ nhựa của lá cây, làm giảm khả năng quang hợp và sự phát triển của cây, khiến cây bị vàng, rụng lá rồi chết dần.
Nhện đỏ thường tấn công theo đàn, và bám tập trung ở mặt dưới của lá gần chỗ gân lá chính. Cà chua, dưa leo, dưa lưới, bầu, bí, mướp, hoa hồng, hướng dương, cúc mai, quả bưởi, cam quýt, nho, bơ, sầu riêng,… là những loài cây mà sinh vật này ưa thích nhất.
Dù hoạt động quanh năm, nhưng thời điểm nhện đỏ sinh trưởng mạnh nhất là khoảng từ tháng 2 – 5. Trong giai đoạn này, bạn cần thường xuyên cắt tỉa cây lá, đốt bỏ mẫu cây bị nhiễm bệnh, xử lý cẩn thận những nông cụ đã qua sử dụng và phun thuốc sinh học hoặc hóa học. Đặc biệt, nhện đỏ có khả năng lờn thuốc rất nhanh nên cần liên tục thay đổi các hoạt chất hóa học đã sử dụng.
Ruồi vàng
Ruồi vàng mang một thân hình màu nâu, có nhiều đốm đen, khi trưởng thành dài từ 5mm – 7mm, nhỏ hơn ruồi nhà. Mít, cam, bưởi, xoài, ổi,… là các loài cây ăn quả chịu nhiều thiệt hại nhất do ruồi vàng gây ra. Khi bị thu hút đến một quả trái cây chín, ruồi vàng sẽ chích hút nhựa và đẻ trứng, sau khi phát triển thành dòi sẽ đục làm cây bị thối và rụng.
Khoảng thời gian từ tháng 7 – 10 là khoảng thời gian loài côn trùng này hoạt động dữ dội nhất. Để bao quản trái cây đang chín và khiến ruồi vàng tránh xa vườn của mình, bạn nên sử dụng các biện pháp như: dùng túi nilon bọc quả, treo túi hương băng phiến hoặc đặt bẫy bằng dung dịch sinh học và thuốc hóa học.
Ruồi trắng
Con ruồi thứ hai được nhắc đến trong danh sách này là ruồi trắng. Loài sinh vật này cũng có thân hình nhỏ (khoảng 0,2cm), thường phủ sáp hoặc phấn trên người nên có tên gọi ruồi trắng.
Thức ăn ưa thích của loài côn trùng này là cà chua, xà lách, tía tô, bưởi, cam, quýt,… Sự xuất hiện của ruồi trắng sẽ làm cạn kiệt nhựa cây, khiến cây bị úa và nhiễm trùng nấm, dẫn đường cho kiến, rệp đến “chung vui”.
Do chủ yếu hoạt động vào ban ngày và hay ẩn mình dưới các tán lá nên loài sinh vật này rất khó để phát hiện với tiêu diệt. Thông thường, bạn có thể sẽ lợi dụng thiên địch của ruồi trắng như chuồn chuồn, bọ rùa hoặc sử dụng bẫy dính, dầu neem để xua đuổi và ngăn chặn loài sinh vật này xuất hiện trong vườn.
Bọ cánh cứng khoai tây
Bọ cánh cứng khoai tây được tìm thấy lần đầu vào những năm 1800 tại Mỹ. Loài côn trùng này dài khoảng 10mm, có màu đỏ gạch và đầu đen. Loài bọ này thường tập trung phá hoại các loài cây như: cà chua, ớt,..đặc biệt là khoai tây.
Bọ cánh cứng khoai tây thường chôn mình dưới lớp đất đá, đợi mùa xuân đến sẽ bắt đầu ăn lá, chồi, hoa quả của cây trồng. Để ngăn chặn loài sinh vật này gây ảnh hưởng đến việc trồng trọt của vườn, bạn hãy tiến hành luân canh cây trồng, dọn sạch cỏ dại trước mùa xuân và phun thuốc hóa học.
Bọ sâu tai
Bọ sâu tai là loài côn trùng có kích thước từ 20mm – 25mm, dễ dàng nhận biết với 2 càng lớn. Loài sinh vật này thường trú ngụ ở các bụi cây, khu vực ẩm ướt và phá hoại hoa màu (đặc biệt là hoa thược dược), ăn các loại côn trùng có lợi. Một khi bị bọ sâu tai cắn, cây sẽ nhiễm bệnh, khô héo, còi cọc, mất thẩm mỹ, gây ảnh hưởng nặng nề năng suất và chất lượng hoa màu.
Để tiêu diệt bọ sâu tai, nhất là vào mùa hè khi loài sinh vật này hoạt động mạnh nhất, bạn có thể bố trí các loại bẫy côn trùng hoặc sử dụng chế phẩm sinh học leven và phun thuốc sinh học.
Bọ trĩ
Bọ trĩ có thân dáng dài và mảnh, khi trưởng thành đạt khoảng 1cm hoặc ít hơn. Loài sinh vật này phá hoại theo bầy đàn, nhắm vào các loại cây như lúa, rau, đậu, điều,… và cây ăn quả. Mặc dù không làm chết cây nhưng bọ trĩ khiến cây kém phát triển, héo, khô, sần sùi, biến dạng.
Thời tiết hanh khô, nắng nóng từ khoảng tháng 12 – tháng 6 là điều kiện lý tưởng cho loài côn trùng này phát triển. Bọ trĩ có tập tính giả chết và kháng thuốc hóa học, vì vậy, bạn nên lưu ý sử dụng luân phiên các loại thuốc có nguồn gốc hóa học khác nhau hoặc đặt bẫy dính, phun nước áp lực cao hay đơn giản là đặt lưới ngăn côn trùng.
Bọ lá đậu
Bọ lá đậu cư trú trong đất, khi trưởng thành được gọi là bọ cánh cứng, thường được ghi nhận với kích thước khoảng 6mm và có hình tam giác màu đen nằm ở trước cánh. Mục tiêu chủ yếu của loài sinh vật này là lá mầm, lá, vỏ quả của các cây họ đậu, điển hình là cây đậu nành. Khi loài sinh vật này tiếp cận cây đậu, năng suất đậu sẽ bị giảm, teo tóp, mất màu, mốc do dính vi khuẩn và nấm từ bọ lá đậu truyền sang.
Loài côn trùng này ưa thích và phát triển mạnh mẽ nhất khi thời tiết vào xuân lúc người nông dân bắt đầu gieo mầm. Hiện nay, việc sử dụng thuốc hóa học, trồng muộn hơn so với mùa vụ, luân canh, phủ luống cây trồng được xem là các giải pháp hàng đầu cho việc kiểm soát số lượng bọ lá đậu trong trồng trọt.
Bọ dưa
Bọ dưa thường được chia thành 2 nhóm loài: chấm đen và sọc dọc. Loài côn trùng này có chiều dài từ 6mm – 8mm, tập trung ăn các loại quả dưa leo, bầu, bí đao, bí đỏ,.. Đồng thời, làm lây lan vi khuẩn gây bệnh và gây sẹo làm rụng quả.
Bọ dưa chủ yếu được tìm thấy vào mùa xuân, ban ngày, khi nắng lên. Nếu phát hiện bọ dưa trong vườn, bạn nên nhanh chóng sử dụng thuốc trừ sâu và soi đèn bắt bằng tay (hoặc vợt) để giảm thiểu sớm nhất các thiệt hại mà loài sinh vật này gây ra.
Bọ xít
Bọ xít là loài côn trùng có kích thước từ 17mm – 18mm, có cánh, thân đen và sọc màu cam sáng trên bụng. Loài cây ưa thích của bọ xít là dưa hấu, bí ngô, bí đao, mướp, nhãn, chôm chôm,… Loài sinh vật này sẽ chích hút cạn nhựa trên cuống lá, nụ, quả non, thân non của cây khiến cho lá cây bị vàng rụng sớm và làm quả bị teo nhỏ, méo mó, sần sùi, mất vị ngọt.
Bọ xít hoạt động mạnh nhất vào mùa hạ, khi thời tiết mưa nhiều và nóng ẩm. Bạn nên thăm và vệ sinh vườn thường xuyên, rải bả chua ngọt và phun thuốc trừ sâu nhằm đẩy lùi sự xâm hại của loài côn trùng này.
Bọ nhảy ăn rau
Bỏ nhảy ăn rau là loài côn trùng có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ từ 2mm – 2.5mm, màu đen bóng, giữa 2 cánh có một vạch màu vàng nhạt. Khi có vật chạm vào, loài sinh vật này sẽ nhanh chóng nhảy từ nơi này đến nơi khác để chạy trốn.
“Điểm đến” của bọ nhảy ăn rau thường là dưa hấu, cà rốt, khoai lang, rau bina, củ cải, cần tây, rau diếp cá, súp lơ, su hào,…đặc biệt là rau cải. Sự xuất hiện của loài côn trùng này được nhận biết qua những lỗ tròn to nhỏ xuất hiện trên lá rau, khiến cây mất thẩm mỹ, sinh trưởng kém, héo và chết (đối với cây non).
Bọ nhảy thường đi kiếm ăn vào mùa khô, sáng sớm và chiều mát. Phơi khô đất, làm sạch, xới sâu trước khi trồng, thường xuyên kiểm tra vườn, luân canh, phun thuốc hóa học là những biện pháp hiệu quả được các nhà nông có kinh nghiệm khuyên dùng trong việc bảo vệ mảnh ruộng của bạn khỏi sự ăn hại của loại bọ này.
Bọ rau xanh
Bọ rau xanh được trời phú cho vẻ bề ngoài màu xanh giống với lá cây giúp chúng dễ dàng ẩn nấp và khó bị phát hiện. Thức ăn yêu thích của loài côn trùng này là ngô, bắp cải, cà chua và các loại đậu.
Để ngăn bọ rau xanh ăn hại rau trong vườn, bạn có thể phun thuốc trừ sâu, dùng tay bắt thủ công và đặc biệt, nếu thấy trứng của loài bọ này thì bạn nên tìm cách loại bỏ càng sớm càng tốt.
Hy vọng rằng, qua những thông tin về các loài côn trùng có hại cho cây trồng mà Diệt Côn Trùng Minh Quân đã mang đến, bạn đã tìm được cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích. Hãy truy cập vào website https://dietcontrungminhquan.com/ để theo dõi và đọc thêm nhiều bài viết hay nhé!